Chủ Nhật, 6 tháng 11, 2011

Các bệnh viện sản tăng cường bảo vệ sau vụ mất bé sơ sinh

Các bệnh viện sản tăng cường bảo vệ sau vụ mất bé sơ sinh

Bệnh viện Phụ sản Hà Nội tăng cường đội ngũ bảo vệ, giám sát người ra vào, nhất là khu sau sinh, kiểm tra chặt chẽ trẻ xuất viện, còn trong Nam, Bệnh viện phụ sản Từ Dũ cũng đã họp nhắc nhở cán bộ tránh sơ suất. 

Từ đầu giờ sáng, Bệnh viện Phụ sản đã đông nghìn nghịt bệnh nhân và người nhà. Tại mỗi cửa vào các khu khám bệnh, khu đẻ, sau đẻ... đều có một bảo vệ đứng án ngữ, yêu cầu người vào phải xuất trình được giấy tờ, lý do chính đáng mới được vào. Trong khi đó, vài tháng trước, muốn tới các khu chờ sinh hay sau sinh đều rất dễ dàng.
Ngồi ngoài lối đi dẫn lên khu nhà D của bệnh viện, chị Trung (Thanh Trì, Hà Nội) cho biết, em gái chị vừa đẻ tối qua, hai mẹ con đang nằm tại khoa A2, người nhà phải ra ngoài đợi, 10 rưỡi sáng mới được vào thăm. Khi được hỏi có biết vụ bắt cóc trẻ sơ sinh ở Bệnh viện Phụ sản Trung Ương gần đây không, chị Trung gật đầu, bảo: "Sợ quá, nhưng ở đây họ nghiêm lắm, ai vào là hỏi ngay, với lại mình cũng phải cảnh giác, chỉ giao con, cháu cho nhân viên y tế đã quen mặt, biết rõ tên, tuổi ghi trên thẻ họ đeo trước ngực", chị Trung cho biết.
Theo ghi nhận của Vnexpress.net, Bệnh viện có hai cổng ra, nhưng những trường hợp xuất viện chỉ được đi lối cổng chính và phải qua vòng kiểm tra của hai nhân viên bảo vệ cổng.
Ảnh: MT.
Người nhà các sản phụ sinh tại Bệnh viện Phụ sản Hà Nội đang chờ tới 10 rưỡi để được vào thăm mẹ và bé. Ảnh: MT.

An ninh quá lỏng tại bệnh viện mất bé sơ sinh

An ninh quá lỏng tại bệnh viện mất bé sơ sinh

Làm xong thủ tục thanh toán, lấy giấy chứng sinh, chị Nga (Từ Liêm, Hà Nội) bế con xuống sân, gọi taxi rồi cứ thế ngồi trên xe ra cổng Bệnh viện Phụ sản Trung ương mà không cần phải xuất trình giấy ra viện với bảo vệ. 

Chị Nga vừa sinh đôi tại Bệnh viện Phụ sản Trung ương, xuất viện ngay trước khi xảy ra vụ bắt cóc trẻ em tại đây.
"Tôi thấy an ninh bệnh viện rất lỏng lẻo, khách ra vào, đặc biệt là người có bế bé sơ sinh, không hề bị hỏi han kiểm soát gì cả", người nhà chị Nga nhận xét.
Mẹ tròn con vuông xong, chị Nga và bé nằm ở bệnh viện 2 ngày. Lọt lòng mẹ, bé đã được đeo dây có gắn số vào cổ, còn mẹ thì đeo dây vào tay với cùng số để xác định là con của sản phụ nào. Trường hợp chị Nga sinh thường nên bé nằm cùng với mẹ ngay chỉ sau vài tiếng đồng hồ chào đời.
Nếu đẻ mổ, bé sẽ được đưa xuống khoa sơ sinh ở tầng 2, nhà G Bệnh, để chăm sóc, còn mẹ sau thời gian ở phòng hồi sức được đưa đến khoa sau sinh trên tầng 6 cùng tòa nhà G của bệnh viện. Bao giờ sức khỏe mẹ ổn định thì bé sẽ được trả về cho mẹ.
Mỗi sáng đều có nhân viên y tế đẩy xe đến các giường, đón bé đưa đi tắm, thay băng rốn…, xong lại mang trả về cho mẹ căn cứ theo số đeo trên tay mẹ và cổ bé để tránh nhầm con. Có hôm thì nhân viên thực tập đến bế cháu đi làm các quy trình này. Trẻ nào có chỉ định xét nghiệm, tiêm… thì nhân viên y tế cứ theo danh sách thực hiện.
Tất cả quy trình trên đều do nhân viên y tế bế trẻ đi làm, người nhà ngồi đợi ở ngoài cửa khoa. Cũng chính vì thế mới xảy ra chuyện sản phụ Thơm đưa con cho một nhân viên y tế giả danh bế đi mà không hề nghi ngờ, đến nay sau 4 ngày vẫn chưa tìm thấy tông tích bé.
“Từ trước đến nay quy trình ở đây đều như thế, ai ngờ lại có kẻ mạo danh nhân viên y tế bắt cóc bé nên mới chủ quan. Bây giờ thì chắc tất cả rút kinh nghiệm rồi, gia đình sản phụ sẽ để ý kỹ hơn đến bé kể cả khi nhân viên y tế mang đi chích ngừa, xét nghiệm”, đây là lần thứ hai chị Nga sinh ở Bệnh viện Phụ sản trung ương nên tỏ ra quen thuộc với quy trình.
Các sản phụ đang nằm ở phòng sau sinh. Ảnh: P.T.

Suy giảm tình dục, phụ nữ dễ khủng hoảng tâm lý'

Suy giảm tình dục, phụ nữ dễ khủng hoảng tâm lý'

Do ảnh hưởng văn hóa Á Đông, phần lớn phụ nữ Việt Nam âm thầm chịu đựng tình trạng suy giảm tình dục vì nhiều nguyên nhân mà không điều trị, trong khi chồng chưa thông cảm. Do đó chị em dễ bị khủng hoảng tâm lý.

Nhận xét này được Chủ tịch Hội y học giới tính Việt Nam Trần Quán Anh đưa ra trong hội thảo "Chăm sóc sức khỏe tình dục nam và nữ" diễn ra cuối tuần qua ở TP HCM. Lần đầu tiên hơn 500 chuyên gia, bác sĩ có uy tín trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe tình dục gặp gỡ nhau ở TP HCM, thảo luận và chia sẻ những vấn đề liên quan đến chăm sóc sức khỏe tình dục ở cả hai giới, đặc biệt ở phụ nữ.
Giáo sư Trần Quán Anh cho rằng do ảnh hưởng của văn hóa Á đông, phần lớn phụ nữ Việt Nam đến nay vẫn âm thầm chịu đựng tình trạng suy giảm tình dục thay vì lên tiếng hay tìm cách ngăn ngừa, cũng như điều trị. Người đàn ông của họ cũng chưa thấu hiểu và cảm thông. Do đó nhiều khi phụ nữ dễ rơi vào khủng khoảng tâm lý vì vấn đề này, ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống và hạnh phúc gia đình.
Chia sẻ tại hội thảo, chị Thu (một khách dự khán) tự giới thiệu đã 40 tuổi, ở quận 5, TP HCM, ngại ngần: "Có nhau hai mặt con, nhưng dạo gần đây mỗi khi hai vợ chồng 'gần' nhau, tôi cảm thấy rất khó chịu và đau đớn nên mất cảm giác hưng phấn". Khổ sở vì tình trạng này dẫn đến mất hạnh phúc gia đình, chị Thu cho rằng chắc mình đến tuổi mãn kinh nên đi khám. Bác sĩ cho biết ở độ tuổi của chị số lượng nang noãn buồng trứng giảm, nội tiết bắt đầu thay đổi...
Với tình trạng này của chị Thu, Giáo sư - bác sĩ Nguyễn Thị Ngọc Phượng, Chủ tịch Hội Nội tiết Sinh sản và Vô sinh TP HCM giải thích, sau tuổi 35 ở phụ nữ số lượng nang noãn buồng trứng giảm, nội tiết bắt đầu thay đổi, estrogen giảm dần dẫn đến thiếu. Hậu quả biến đổi nội tiết thường xuất hiện các triệu chứng như rong kinh, đau nhức khớp xương, thay đổi tính khí… Tình trạng này dẫn đến chị em sợ quan hệ tình dục, giảm ham muốn và không đạt được khoái cảm khi giao hợp.
Giáo sư, Tiến sĩ Trần Quán Anh - Chủ tịch Hội y học Giới tính Việt Nam trao đổi tại hội thảo cùng Nguyên Bộ trưởng Bộ Y tế.
Giáo sư, Tiến sĩ Trần Quán Anh - Chủ tịch Hội y học Giới tính Việt Nam trao đổi cùng Nguyên Bộ trưởng Bộ Y tế - Trần Thị Trung Chiến tại hội thảo. Ảnh: Minh Thư

Bà bầu trẻ lao vào mũi tàu hỏa cứu cháu nhỏ

Bà bầu trẻ lao vào mũi tàu hỏa cứu cháu nhỏ

Dưới ánh đèn của đoàn tàu đang lao vun vút, chị Nhàn phát hiện một bé gái 2 tuổi đứng ngay trên đường ray. Không chần chừ, chị ôm bụng bầu 6 tháng lao lên đường sắt cứu sống cháu bé ngay trước mũi tàu.

Công ty TNHH một thành viên Đường sắt Việt Nam vừa có quyết định khen thưởng thành tích đột xuất đối với chị Nguyễn Thị Nhàn (26 tuổi, nhân viên gác chắn của Công ty quản lý đường sắt Bình Trị Thiên) đã dũng cảm cứu được một cháu bé thoát chết trong gang tấc.
Ngày 5/11, tại gác chắn An Hòa (phường An Hòa, thành phố Huế), chị Nhàn vẫn chưa hết bàng hoàng kể lại buổi tối chị liều mình cứu được cháu Nguyễn Ngọc Phương Thảo. Sau hơn 2 tuần cứu người, chị Nhàn vẫn chưa dám kể chuyện với mẹ đẻ vì sợ bị la không biết lo cho đứa con trong bụng.
Khoảng 19h30 tối 20/10, vừa đóng xong chắn tại km 687-915 (phía bắc ga Huế) để đón đoàn tàu khách mang số hiệu DH41, chị Nhàn bất ngờ nhìn thấy một cháu bé đang tập tễnh bước đi ngay trên đường ray, cách chỗ mình đứng khoảng 20m. Hoảng hốt, nhưng chị vẫn bình tĩnh giơ đèn đỏ báo hiệu cho tàu biết có nguy hiểm. Khi chị lao như tên vào bế cháu bé khỏi đường sắt cũng là lúc đoàn tàu lướt qua. Bế cháu bé vào lòng, bên tai là tiếng tàu chạy xình xịch, chị thấy nổi da gà. Đôi tay chị khẽ đặt lên bụng mình như trấn an đứa con mới thành hình.
“Lúc đó mình thấy cháu bé đang đối mặt với nguy hiểm nên lao đến bế cháu chứ cũng chẳng nghĩ đến chuyện mình đang bụng mang dạ chửa. Cũng may mình còn nhìn thấy cháu mà cứu”, chị Nhàn chia sẻ.
Chị Nhàn mang thai tháng thứ sáu đang trực chắn gác tàu hỏa. Ảnh: Nguyễn Đông
Chị Nhàn mang thai tháng thứ sáu đang trực chắn gác tàu hỏa. Ảnh: Nguyễn Đông

Làm sao để thoát khỏi nhà cao tầng đang cháy?

Làm sao để thoát khỏi nhà cao tầng đang cháy?

Hãy bình tĩnh, tìm lối thoát hiểm bộ, tuyệt đối không dùng thang máy vì bạn có thể bị kẹt lại khi điện cúp. Dùng chăn, áo thấm nước choàng lên người và bịt mũi để phòng khói ngạt, độc, lửa cháy lan trên cơ thể... 

Ở các đô thị, nhà cao tầng ngày càng nhiều, nguy cơ "bà hỏa" luôn rình rập, song công tác phòng cháy chữa cháy vẫn chưa được quan tâm đúng mức. Khi xảy ra hỏa hoạn ở nhà cao tầng, để hạn chế thương vong, Sở Cảnh sát phòng cháy chữa cháy TP HCM có hướng dẫn cụ thể sau:

Tuổi 16 khát tự do của cậu bé Hào Anh

Tuổi 16 khát tự do của cậu bé Hào Anh

Một năm sau vụ xử vợ chồng chủ trại tôm giống ở Cà Mau hành hạ cậu bé làm thuê, Hào Anh nay đã 16 tuổi, sống tại Trung tâm bảo trợ xã hội tỉnh. Hai tuần qua, cậu thiếu niên bắt đầu đổi tính, "quậy" để mong rời trung tâm.

Thoát khỏi "địa ngục trần gian" là trại tôm giống Minh Đức ở ấp Phú Hiệp, xã Ngọc Chánh (Đầm Dơi, Cà Mau) của vợ chồng Huỳnh Thanh Giang - Mã Ngọc Thơm đã một năm rưỡi, Hào Anh nay cao lớn, khỏe mạnh, khác hẳn hình ảnh cậu bé có thân hình gầy còm với da bọc xương, đầu tóc rối xù, bị kìm kẹp sứt sẹo khắp nơi trên cơ thể ngày nào.
Sau phiên tòa sơ thẩm xét xử lưu động vợ chồng Giang - Thơm tại TP Cà Mau vào cuối tháng 6/2010, Hào Anh được Trung tâm Bảo trợ xã hội Cà Mau nhận về nuôi dưỡng, tạo điều kiện đi học trở lại, định hướng cho em một nghề nghiệp ổn định trong tương lai. Dự kiến khi Hào Anh đủ 18 tuổi em sẽ nhận được một khoản tiền khá lớn do nhiều nhà hảo tâm hỗ trợ để lập nghiệp. Tuy nhiên, những ngày này cậu bé mới được 16 tuổi đã muốn tự do “bay nhảy”, trốn khỏi trung tâm bảo trợ, bỏ học nhiều ngày.
Hào Anh trở lại lớp 5A Trường Tiểu học Kim Đồng nhưng em nói rằng tuần sau sẽ tiếp tục nghỉ học đi “làm việc riêng”. Ảnh: Thiên Phước

Mặn mà bánh bột lọc nhân tôm xứ Huế

Mặn mà bánh bột lọc nhân tôm xứ Huế

Trong hàng trăm loại bánh đặc sản của Huế, bánh bột lọc nhân tôm được biết đến như một thức quà giản dị, dễ ăn, ít gây cảm giác ngấy.

Bánh bột lọc vốn là món ăn phổ biến trên khắp đất nước, đặc biệt là ở vùng Bắc Trung Bộ. Tuy nhiên, ở Huế, bánh bột lọc nhân tôm được người dân bản xứ chế biến và gói ghém theo một cách khá riêng biệt, tạo nên vẻ độc đáo và hấp dẫn của món ăn dung dị này.
Công thức để làm bánh bột lọc nhân tôm cũng thật đơn giản. Nguyên liệu đầu tiên để làm bột bánh bao gồm bột năng, muối và dầu ăn. Cho bột năng vào nồi, chế thêm nước theo tỷ lệ 1:1, rắc thêm khoảng nửa thìa muối và một thìa dầu ăn. Trộn hỗn hợp cho thật đều và bắc lên bếp, đến khi cảm thấy nồi bột bắt đầu đặc lại thì nhanh tay nhấc xuống, tiếp tục quấy đều để bột mịn và nguội hơn.
Bánh bột lọc gói bằng lá chuối cho màu xanh đẹp.
Bánh bột lọc gói bằng lá chuối cho màu trong đẹp.

Sắp có con mới biết là anh em ruột

Sắp có con mới biết là anh em ruột

Ảnh minh họa: Metro.co.uk.
Ảnh minh họa: Metro.co.uk.

Một đôi yêu nhau nhiều năm, đang mong chờ đứa con đầu tiên ra đời đã bất ngờ phát hiện họ là anh trai và em gái. Họ phải sống xa nhau từ bé vì bố mẹ ly hôn.

Cặp uyên ương này đã yêu nhau 5 năm và chỉ biết được sự thật khi bố mẹ hai bên gặp nhau để trao đổi về việc tổ chức lễ cưới cho các con.
Theo Metro, đôi trai gái này vốn là anh em ruột và đã xa nhau từ khi còn nhỏ, một người ở với bố, một người ở với mẹ sau khi hai đấng sinh thành ly hôn năm 1983. Họ được nuôi dưỡng ở hai thành phố cách nhau 80 km, tại tỉnh Mpumalanga, miền đông Nam Phi. Số phận xui khiến, họ gặp nhau khi vào đại học năm 2007 và "yêu nhau từ cái nhìn đầu tiên".

Lỗi thường gặp khi mới yêu

Lỗi thường gặp khi mới yêu

Ảnh:
Ảnh: topfreeonlinedatingsites.com.

Tình yêu trong năm đầu tiên rất quan trọng. Trong thời gian này, các yếu tố chi phối tình yêu dần được hình thành. Cô ấy sẽ dần nhận ra những tính xấu ở bạn dù bạn cố che giấu tới đâu. 

Cách cư xử của bạn lúc này đặc biệt quan trọng. Đừng để cô ấy đặt ra những kỳ vọng quá cao và muốn bạn phải thay đổi bản thân để phù hợp với hình mẫu của mình. Và có những sai lầm nam giới không nên mắc phải trong năm đầu tiên hai người yêu nhau.

Tặng quà dồn dập

Đàn ông tin rằng nếu tiêu nhiều tiền vì một người phụ nữ sẽ khiến cô ấy thêm yêu mình. Mua thật nhiều quá, quà đắt tiền càng tốt, không bao giờ quên các dịp lễ Tết lớn nhỏ trong năm, không bỏ qua bất cứ dịp nào. Thật sai lầm. Vậy đến lúc bạn khó khăn và không có điều kiện mua những món quà đắt tiền thì sao? Tệ hơn nữa, cô ấy có thể bắt đầu đòi hỏi quà tặng liên tục. Hãy cất ví đi và tặng cô ấy món quà đắt giá nhất: đó chính là bản thân bạn.

Thức ăn, nước uống kỵ rơ với thuốc

Thức ăn, nước uống kỵ rơ với thuốc

Nước bưởi ép là một trong những thức ăn kỵ với một số thuốc. Ảnh minh họa.

Các loại thức ăn giàu vitamin K, trái cây thuộc họ cam quýt có thể làm giảm công dụng của thuốc, không dùng chung với thuốc kháng viêm hoặc aspirin. Rễ cam thảo làm tăng huyết áp.

Thạc sĩ - Dược sĩ Nguyễn Thị Thu Ba, Trưởng khoa Dược, Bệnh viện đa khoa Hoàn Mỹ Đà Nẵng đưa ra một số ví dụ về sự phản ứng có hại giữa thức ăn với thuốc.
Nước ép bưởi có thể làm tăng đáng kể sự hấp thu của thuốc trong cơ thể. Có hai nhóm thuốc đặc biệt lưu ý không nên dùng kèm nước bưởi gồm:
Thuốc dùng để hạ cholesterol trong máu là simvastatine và atorvastatine. Nước bưởi khi dùng chung với simvastatine (hoặc atorvastatine) có thể làm tăng sự hấp thu của thuốc lên gấp 15 lần và gây tác dụng phụ nghiêm trọng ở cơ.
Người dùng thuốc suy giảm miễn dịch dùng để chống thải ghép (tacrolimus, ciclosporine…), nếu uống nước bưởi thường xuyên sẽ gây độc hại cho thận.

Thứ Ba, 1 tháng 11, 2011

Nạn nhân của ngoại tình là con trẻ'

Nạn nhân của ngoại tình là con trẻ'

Nhiều người "ăn phở" nhưng vẫn cố duy trì gia đình với lý do vì con, nhưng thực tế, song các chuyên gia tâm lý cho rằng thực ra ly hôn lại là giải pháp cứu con cái, để trẻ vẫn nhận ra sự chân thật trong cuộc sống luôn quý giá. 

Dưới đây là phân tích của nhà tâm lý Văn Thanh Sĩ, chuyên viên tư vấn Văn phòng TT&T, Đài 1088 TP HCM, về những ảnh hưởng nghiêm trọng của ngoại tình gây ra cho con cái của "người trong cuộc".
Ngoại tình với cách nhìn nhận đơn giản là khi một người nuôi dưỡng một mối quan hệ, một tình yêu khác ngoài mối quan hệ hôn thú với vợ hay chồng của mình. Chúng tôi gọi đây là mối quan hệ tay 3. Nhìn ở mọi góc độ theo đánh giá của các chuyên gia tâm lý thì đây là một vấn nạn không tốt trong cuộc sống gia đình.
Có hai kiểu ngoại tình.
Ngoại tình công khai, tức đương sự không cần che giấu người thứ 3 với bạn đời và những người thân trong gia đình, thậm chí với cả con cái. Những người này thường chưa hoặc không muốn ly dị vì có nhiều ràng buộc, có thể là trách nhiệm với con cái, danh dự cá nhân hoặc là vì thanh danh của một dòng họ... Hệ lụy kéo theo là sự mặc cảm về tâm lý của con cái, người thân với cộng đồng xã hội xung quanh. Tác động mạnh nhất vẫn là tâm lý phát triển của trẻ trong gia đình.
Ảnh minh họa: Thephantomcountry.blogspot.com.

Cô gái 26 tuổi hóa bà lão: 'Tôi đang trẻ lại'

Cô gái 26 tuổi hóa bà lão: 'Tôi đang trẻ lại'

Sau gần một tháng điều trị theo phác đồ nghi bị mắc bệnh tế bào vón, chiều nay bệnh nhân Nguyễn Thị Phượng - cô gái 26 tuổi có gương mặt biến đổi thành bà lão 80, cho biết da mặt của mình đã có những thay đổi tích cực.

Bệnh nhân Nguyễn Thị Phượng cảm thấy mình đang trẻ lại. Ảnh: Thiên Chương

Cậu bé 6 tuổi mọc lông dày đặc khắp người

Cậu bé 6 tuổi mọc lông dày đặc khắp người

Bé Nguyễn Văn Phong ở xã Bình Nam (Quảng Nam) có một nốt đen bẩm sinh nhỏ phía lưng, sau đó loang rộng dần khắp người và mọc lông trên da xanh đen. Bác sĩ chẩn đoán ban đầu bé mắc bệnh "bớt tăng sắc tố". 

Anh Nguyễn Thanh Tú (ba bé Phong) kể, cháu có hiện tượng mọc lông kỳ lạ từ nhỏ nhưng do hoàn cảnh nghèo khó nên nhiều năm qua gia đình chưa có cơ hội để đưa bé đi khám chữa bệnh.
Hiện tại, toàn bộ phần lưng bé Phong có vết đen khá dày và mọc lông đen, cứng. Chân bên phải một đám đen rộng, lông mọc dài. Hai cánh tay và khuôn mặt cháu cũng có nhiều đốm đen và bắt đầu mọc lông...
Bé Phong vừa bắt đầu vào lớp 1, song hai tuần qua trong lúc vui đùa, bạn bè phát hiện phần lưng và bụng cháu mọc lông dày nên trêu chọc là “người rừng”, khiến cậu bé mặc cảm, xấu hổ, nằng nặc đòi nghỉ học.
Lông đen mọc dày đặc màu xanh đen của bé Phong. Ảnh: H.N
Lông đen mọc dày đặc trên lưng bé Phong. Ảnh: H.N.

Sốt xuất huyết tăng mạnh tại Hà Nội

Sốt xuất huyết tăng mạnh tại Hà Nội

Trong 7 tháng đầu năm, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương chỉ điều trị cho gần 90 bệnh nhân sốt xuất huyết thì nay chỉ riêng tháng 10, con số này đã lên đến hơn 280. Các ca mắc tập trung chủ yếu ở Hà Nội.

Tự dưng thấy người sốt cao đùng đùng, chị Lan (Hoàng Mai, Hà Nội) nghĩ mình chỉ bị sốt virus bình thường, uống thuốc vào là khỏi. Thế nhưng uống thuốc vào thì hạ, một lát sau lại sốt cao, cứ như thế trong 3 ngày liền. Đến ngày thứ 4, chị thấy người mệt rã rời, cứ như người bị hụt hơi, trên da bắt đầu xuất hiện ban đỏ. Hoảng quá, chị mới đến bệnh viện khám thì biết mình bị sốt virus.
"Ở gần nhà mình cũng có mấy cô, cậu sinh viên bị sốt xuất huyết rồi, không ngờ là mình cũng mắc. Bác sĩ nói tiểu cầu có giảm nhưng không quá nghiêm trọng, điều trị một vài ngày là khỏi", chị Lan nói.
Theo thống kê của Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương, các ca bệnh rải rác từ đầu năm và có xu hướng tăng mạnh từ tháng 8. Trước kia cả tháng mới chỉ có 5,6 ca nhập viện thì nay một ngày có khoảng 10 bệnh nhân.
Ảnh: Dương Ngọc.
Một bệnh nhân sốt xuất huyết đang điều trị tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương. Ảnh: Dương Ngọc.

Xóm sinh viên lo sợ 'đạo chích'

Xóm sinh viên lo sợ 'đạo chích'

Kẻ gian không “chê” bất cứ thứ gì, từ những món đồ có giá trị như xe máy, laptop, điện thoại… đến cả quần áo phơi ngoài trời cũng "không cánh mà bay" khiến nhiều sinh viên nghèo điêu đứng.

Làng đại học quốc gia Thủ Đức (ranh giới hành chính thuộc quận Thủ Đức TP HCM và huyện Dĩ An, Bình Dương) tập trung hàng chục nghìn sinh viên của nhiều trường đại học khác nhau, gần đây bỗng xôn xao vì nạn trộm cắp, cướp giật, thậm chí giết người. Cứ vài hôm lại nghe tin trộm đột nhập phòng trọ lấy điện thoại, laptop, xe máy, xe đạp, thậm chí có người còn tận mắt thấy kẻ gian đang cạy cửa phòng mình... khiến sinh viên sống trong tâm trạng thấp thỏm lo lắng.
Buồn bã vì toàn bộ tài sản có giá trị vừa bị kẻ gian khoắng sạch trong lúc cả phòng đang say ngủ, Lê Ngọc Sơn (sinh viên Đại học Kinh Tế Luật TP HCM) kể: “Sáng sớm vừa mở mắt ra thấy phòng bị lục tung là biết có chuyện rồi. Kiểm tra lại thì mất 3 cái điện thoại, một laptop, hai cái ví. Mà cũng xui, hôm đó bọn mình thức khuya tới gần 1h sáng, mệt quá nên ngủ say”.
Sống tron xóm trọ sinh viên, tinh thần cảnh giác luôn cao độ. Ảnh: Nguyên Mạnh.
Sống trong xóm trọ sinh viên, tinh thần cảnh giác luôn cao độ. Ảnh: Nguyên Mạnh

Có thuốc chữa khỏi viêm gan C chỉ trong một tháng

Có thuốc chữa khỏi viêm gan C chỉ trong một tháng

Ảnh:
Ảnh: photos8.com.

Các nhà khoa học Nga đã phát triển một loại thuốc hoàn toàn mới có thể chữa được bệnh viêm gan C trong vòng một tháng. Nghiên cứu bắt đầu cách đây 20 năm, và hiện các tác giả đã xin cấp bằng sáng chế cho sản phẩm, sẽ ra thị trường vào năm tới.

Theo Voice of Russia, loại thuốc có tên gọi Profetal với thành phần chính là alpha-fetoprotein của người.
"Loại thuốc này sử dụng nền tảng là một protein, được tạo ra trong cơ thể người phụ nữ ở một thời điểm nhất định, và trong điều kiện bình thường nó không hề tồn tại trong máu", Alexander Petrov, giám đốc viện Ural Pharmaceutics Cluster, nơi thực hiện dự án cho biết.

Sơ cấp cứu đúng cách để tăng cơ hội sống

Sơ cấp cứu đúng cách để tăng cơ hội sống

Các tai nạn thường gặp trong gia đình như bỏng, vết thương chảy máu, trật khớp, bong gân... nếu biết cách sơ cấp cứu ban đầu bạn có thể hạn chế các tổn thương, thậm chí có thể cứu sống người bị nạn. 

"Trò chuyện với thầy thuốc" chiều thứ 6 tuần vừa qua tại Trung tâm truyền thông sức khỏe TP HCM, bác sĩ Đỗ Ngọc Chánh, bệnh viện Cấp cứu Trưng Vương hướng dẫn cách xử trí và sơ cứu một số chấn thương thường gặp tại gia đình như sau:

1. Bỏng:

Bỏng do nhiều nguyên nhân: bàn là nóng, bô xe máy, cháy nổ bình ga, hỏa hoạn, nước sôi, hơi nước nóng, điện, hóa chất sinh hoạt, bức xạ...

Trẻ sinh mùa hè ít có cơ hội vào trường top trên

Trẻ sinh mùa hè ít có cơ hội vào trường top trên

Ảnh: Telegraph.
Ảnh: Telegraph.

Không chỉ có kết quả học tập kém hơn, trẻ sinh vào mùa hè còn thường cảm thấy không hạnh phúc khi đi học và dễ bị bắt nạt hơn những trẻ sinh vào mùa thu...

Nghiên cứu do Viện Các nghiên cứu tài chính Anh công bố. Theo đó, mặc dù được sự giúp đỡ của cha mẹ, những đứa trẻ sinh trong tháng 8 có tỷ lệ tốt nghiệp cao đẳng nhiều hơn 20%, trong khi tỷ lệ vào nhóm trường đại học Russell ít hơn 20% so với các trẻ sinh trong tháng 9.
Theo Telegraph, nghiên cứu này một lần nữa cho thấy tháng sinh của trẻ có ảnh hưởng đến sự nhận thức, khả năng xã hội và tình cảm cũng như nguy cơ bị bắt nạt tại trường.

Một tuần miền Trung có 2 trẻ tử vong vì tay chân miệng

Một tuần miền Trung có 2 trẻ tử vong vì tay chân miệng

Trong khi bệnh tay chân miệng ở Quảng Ngãi có xu hướng giảm, thì trong vòng một tuần qua hai tỉnh Bình Định, Quảng Nam có 2 em bé qua đời vì dịch này. 

Lãnh đạo Trung tâm y tế huyện Duy Xuyên, tỉnh Quảng Nam cho biết hôm qua có thêm một cháu bé 16 tháng tuổi ở thôn Câu Lâu Tây, xã Duy Phước, tử vong do bệnh tay chân miệng. Đây là trường hợp trẻ thứ 2 chết vì bệnh tay chân miệng tại tỉnh Quảng Nam tính từ tháng 8 đến nay. Ngày 24/8, bé Trần Văn Khoa (25 tháng tuổi) ở thôn Cẩm Sa, xã Điện Nam Bắc, huyện Điện Bàn, cũng qua đời vì tay chân miệng. Thống kê của ngành y tế Quảng Nam, đến cuối tháng 10, toàn tỉnh phát hiện 529 bệnh nhân.
Viện Pasteur Nha Trang cũng vừa công bố kết quả mẫu bệnh phẩm một bệnh nhi 23 tháng tuổi ở thôn Hòa Tân, xã Mỹ Đức, huyện Phù Mỹ, tỉnh Bình Định, tử vong ngày 24/10 là do bệnh tay chân miệng. Trước đó, ngày 19/10 bệnh nhi khởi bệnh với biểu hiện sốt cao, không ho, có nhiều nốt hồng ở cẳng tay, vào khoa lây Trung tâm Y tế Phù Mỹ. Bé được chuyển vào Bệnh viện đa khoa tỉnh Bình Định và không qua khỏi với chẩn đoán bệnh tay chân miệng độ IV.
Theo Trung tâm y tế tỉnh Bình Định, từ đầu năm đến nay tỉnh có gần 900 ca mắc tay chân miệng, trong đó có 3 trường hợp tử vong. Tình hình dịch bệnh vẫn đang có chiều hướng gia tăng.
Trẻ bệnh tay chân miệng nhập viện điều trị ở Khoa Nhi, Bệnh viện đa khoa Quảng Ngãi. Ảnh: Trí Tín
Trẻ bệnh tay chân miệng nhập viện điều trị ở Khoa Nhi, Bệnh viện đa khoa Quảng Ngãi. Ảnh: Trí Tín

10 cách đơn giản chống lại cảm lạnh

10 cách đơn giản chống lại cảm lạnh

Ảnh minh họa: Universityobserver.ie.
Ảnh minh họa: Universityobserver.ie.

Với nhiều người, hắt hơi, đau họng... là những dấu hiệu đầu tiên báo hiệu mùa lạnh đến. Nhưng bạn hoàn toàn có thể có một mùa đông khỏe mạnh bằng những cách rất đơn giản, có thể thực hiện hằng ngày.

Người lớn thường bị cảm lạnh khoảng 3-4 lần một năm, còn trẻ em bị gấp đôi số này. Giáo sư Ron Eccles, Đại học Cardiff (Anh) cho biết, ông cùng các đồng sự đã có một nghiên cứu công phu tìm hiểu về cách hoạt động cũng như lây lan của các loại virus gây bệnh, từ đó biết cách phòng chống.
Dưới đây là 10 cách đơn giản từ Mirror giúp bạn cải thiện đáng kể tình trạng hay mắc cảm lạnh trong mùa đông:

Ông già Tây chia kẹo Halloween với giới trẻ Việt

Ông già Tây chia kẹo Halloween với giới trẻ Việt

Tươi cười chia các tấm thiệp nhỏ màu đỏ ghi bài hát Three Little Witches và những viên kẹo nhỏ cho bạn học đêm Halloween, "cậu" sinh viên 62 tuổi Jack Foulston khuấy động sân trường Khoa học xã hội nhân văn TP HCM.

Ông già sinh viên 62 tuổi tặng thiệp Halloween cho bạn học. Ảnh: Lê Phương
Ông già sinh viên 62 tuổi tặng thiệp Halloween cho bạn học. Ảnh: Lê Phương

Hỏi cách làm chả lụa

Hỏi cách làm chả lụa

Vợ chồng tôi và hai con nhỏ đều rất thích ăn giò chả, đặc biệt là chả lụa. Nhưng sợ hàn the nên không dám ăn nhiều, chỉ cuối tuần mới đổi món. Xin hỏi bạn nào biết làm công thức món này giải đáp giùm để tôi có thể tự làm cho gia đình. Xin cảm ơn.

Dân số Việt Nam quá đông tạo nhiều sức ép xã hội

Dân số Việt Nam quá đông tạo nhiều sức ép xã hội

Với gần 260 người trên một km2 đất, mật độ dân số Việt Nam cao hơn cả Trung Quốc và gấp gần 6 lần trung bình thế giới. Điều này gây sức ép lên kinh tế, xã hội và khiến nguồn tài nguyên ngày càng cạn kiệt.

Trong con số 7 tỷ người trên thế giới, Việt Nam cũng đóng góp một con số không nhỏ: hơn 87 triệu người, đứng hàng thứ 13 về số nước đông dân nhất thế giới.
Theo thống kê từ Quỹ dân số Liên hiệp quốc, với tốc độ tăng dân số hiện tại, mỗi năm dân số toàn cầu sẽ tăng thêm khoảng 78 triệu người. Mức tăng này sẽ làm tăng nhu cầu về tài nguyên thiên nhiên và tạo ra những áp lực ngày càng lớn cho hành tinh.
Theo kết quả Tổng điều tra dân số năm 2009, dân số Việt Nam tiếp tục tăng bình quân mỗi năm khoảng 90 vạn người, với mật độ cao (259 người trên một km2), gấp 2 lần mật độ dân số của châu Á, cao hơn mật độ dân số Trung Quốc, gấp gần 6 lần mật độ trung bình trên thế giới.
Đi cùng với điều này là diện tích đất canh tác bình quân đầu người tại Việt Nam ngày càng thu hẹp, còn dưới 0,1 ha cho mỗi người, chỉ bằng 2/5 mức diện tích canh tác tối thiểu để đảm bảo an ninh lương thực theo tiêu chuẩn của Tổ chức lương thực thế giới.
Ảnh: Hoàng Hà.
Dân số đông và mật độ dân số quá cao, tăng nhanh đang gây sức ép không chỉ tới giao thông mà cả y tế, giáo dục, môi trường... ở nước ta. Ảnh: Hoàng Hà.